TƯ VẤN: 08.22216593 - HOTLINE: 0909 359 744
bởi Ltd Nextweb | lúc 08:49 - 16/03/2016
“Truyền thống, nguyên tắc và toàn diện” là một trong số những cụm từ ta nghe thấy nhiều nhất khi nhắc về nền giáo dục của châu Á. Không phủ nhận nền giáo dục của các quốc gia châu Á vẫn còn một số hạn chế, thế nhưng tính phổ cập, bao quát và chuyên sâu quả thực là những thế mạnh vượt trội giúp cho chương trình giáo dục ở nơi đây sánh ngang với hệ thống giáo dục tiên tiến và hiện đại ở các nước phương Tây. Những quốc gia được đề cập sau đây là minh chứng rất tiêu biểu cho chất lượng giáo dục của các quốc gia tại khu vực châu Á.
Nhật
Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế vào hàng đầu thế giới mà còn được coi là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng.Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Anh). Nền giáo dục của Nhật Bản kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức phương Tây hiện đại. Ở Nhật Bản gần như không có người mù chữ và hơn 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số quốc gia châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.
Giáo dục Nhật là nơi có tính cạnh tranh rất cao, đặc biệt ở các kỳ thi tuyển sinh đại học, điển hình là các kỳ thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Người Nhật Bản luôn coi trọng đến bằng cấp. Chương trình đánh giá sinh viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ 6 thế giới về kĩ năng và kiến thức của học sinh 16 tuổi.
Nhật Bản là một trong những đất nước có chất lượng học tập và chất lượng giảng dạy tốt nhất thế giới, thành tích và năng lực của sinh viên các trường khác nhau không chênh lệch nhiều, hầu hết sinh viên đều nắm rõ và làm chủ chương trình học tập. Chính phủ Nhật đang định hướng phương pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp nhất cho các giáo viên, giảng viên. Nhật Bản đang cố gắng từng bước để tiêu chuẩn hóa trình độ giáo viên. Người dân Nhật rất không thích áp dụng phương pháp giảng dạy của nước ngoài mà muốn đưa ra phương pháp của chính mình nhằm phù hợp nhất với lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, lối sống, con người Nhật Bản. Điều này đã tạo ra một nền giáo dục mang đặc trưng riêng của đất nước mặt trời mọc.